
Ngày nay, tinh bột nghệ đã trở thành sản phẩm vô cùng phổ biến và được nhiều người sử dụng bởi công dụng mà nó mang lại cho người dùng.
Từ những người cao tuổi đến những người tuổi trung niên sử dụng hàng ngày như một loại thức uống bổ dưỡng và có khả năng hạn chế của bệnh viêm loét dạ dày.
Hay như những chị em mách nhau sử dụng tinh bột nghệ vàng để đắp mặt hoặc uống để làm đẹp da.
Và còn nhiều nhiều người nữa sử dụng với những mục đích khác nhau.
Chúng ta không thể phủ nhận được tác dụng tuyệt vời của tinh bột nghệ, nhưng làm thế nào để có thể sử dụng một cách đúng đắn và khoa học nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Điều này, thì lại có quá nhiều người không tìm hiểu hoặc không biết, mà cứ sử dụng bột nghệ một cách tràn lan.
Đã có không ít trường hợp sử dụng sai cách và xảy ra những tác dụng phụ của tinh bột nghệ.
Xem thêm:
Vậy, những tác dụng phụ nào của tinh bột nghệ làm chúng ta cần chú ý và biện pháp để xử lý khi xảy ra.

Những tác dụng phụ của tinh bột nghệ phổ biến nhất
Đau bụng
Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên dùng tinh bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày.
Kích thích tử cung
Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại cho em bé.
Khó hấp thụ
Bổ sung tinh bột nghệ theo đường uống thường khó hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong nghệ. Tuy nhiên, điều này có thể được khắc phục bằng cách bổ sung vitamin tổng hợp có chứa piperine – một thành phần hoạt chất giúp thúc đẩy sự hấp thụ nghệ. Nhờ vậy, bạn có thể nhận được tất cả những lợi ích sức khỏe của nghệ.
Gây chảy máu
Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc tránh dùng nghệ.
Tiêu chảy và buồn nôn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.
Cách xử lý tác dụng phụ khi sử dụng tinh bột nghệ
Khi có dấu hiệu bị ảnh hưởng bới các tác dụng phụ của các sản phẩm từ tinh bột nghệ. Nếu bị nhẹ, bạn hãy ngừng sử dụng ngay và sau nếu có nhu cầu sử dụng tiếp hãy sử dụng với liều lượng giảm xuống.
Còn nếu bị nặng hơn, vui lòng đến các cơ sở y tế gần nhất để làm các xét nghiệm và nhận tư vấn từ bác sĩ.
Những tác hại của việc sử dụng tinh bột nghệ tuy không quá trầm trọng, nhưng chúng ta cũng nên đề phòng và cần biết sử dụng khoa học.

Những câu hỏi liên quan đến việc sử dụng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có bị vón như bột nghệ trong dạ dày không?
Bác sĩ Nguyễn Minh Nhiên, Bệnh viện quận Bình Tân (TP.HCM), cho biết bột nghệ được bào chế từ củ nghệ tươi, cắt lát, phơi khô, xay ra, không cần bỏ vỏ sẽ có được bột nghệ vàng.
Bột nghệ vàng thu được có màu vàng đậm và có mùi hắc đặc trưng của nghệ.
Trong loại bột nghệ này vẫn còn chứa chất xơ, mủ, nhựa, dầu, chì và một số chất không tốt cho sức khỏe, lại không giữ được lượng Curcumin (hoạt chất quý nhất của nghệ, có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa và phòng chống ung thư) nhiều nhất.
Vì vậy, bột nghệ chỉ được khuyến khích dùng để tạo màu và mùi cho thực phẩm khi nấu nướng.
Tinh bột nghệ được điều chế từ những củ nghệ còn tươi. Đem rửa sạch bằng lồng quay ly tâm, sau đó mang đi nghiền nát bằng máy xay, sau đó hỗn hợp thu được hòa với nước rồi chưng cất, tách lọc.
Quá trình chưng cất này được lặp đi lặp lại nhiều lần giúp loại bỏ hết dầu nghệ, chất xơ, chất bã, nhựa cuối cùng, ta thu được tinh bột nghệ nguyên chất và nước tiếp theo cho vào bể lắng, tinh bột nghệ vàng nguyên chất sẽ lắng xuống dưới đáy, người ta lấy đem phơi hoặc sấy khô bằng lồng thì thu được tinh bột nghệ vàng nguyên chất.
Hàm lượng curcumin có trong tinh bột nghệ nguyên chất chiếm tỉ lệ tuy không nhiều hơn so với bột nghệ nhưng đó là tinh chất không còn bị pha trộn với các chất bã khác.
Tinh bột nghệ khi gặp nước nóng > 60 độ C sẽ bị vón cục (hiện tượng hồ hóa tinh bột).
Khi vào dạ dày tinh bột nghệ dễ kết dính với xơ của thức ăn tạo thành khối bã.
Đặc biệt, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl (axít clohiđric) cao, hoa quả có nhiều chất xơ dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc.
Cộng thêm thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ dễ dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.
Khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ do nhu động của đường tiêu hóa kém.
Nghệ có chữa được bệnh dạ dày không?
Bác sĩ Nhiên cho biết cụ thể nghệ không hoàn toàn có thể chữa hết bệnh đau dạ dày bởi đau dạ dày có nhiều nguyên nhân, nghệ chỉ có thể là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày chứ bản thân nghệ không hoàn toàn có thể chữa bệnh dạ dày.
Tùy vào đối tượng chứ không phải ai cũng có thể sử dụng.
Hòa từ 2-4g tinh bột nghệ với một thìa mật ong vào 100ml nước sôi để nguội hoặc còn ấm, hòa tan hỗn hợp và uống thay nước trước hoặc sau bữa ăn, ngày uống 2 lần.
Nếu sử dụng nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau bụng, rối loạn đông máu, tăng co thắt tử cung, máu không đông.
Những người thể âm hư, người già, trẻ nhỏ hạn chế dùng. Bệnh nhân trào ngược dạ dày không sử dụng chung tinh bột nghệ với thuốc kháng axid và đặc biệt không dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày làm mất tác dụng của thuốc điều trị. Phụ nữ mang thai không dùng.
Bột nghệ cũng có thể làm giảm nồng độ testosterone và lượng tinh trùng ở nam giới, từ đó làm giảm khả năng sinh sản.
Nghệ có tác dụng phá máu ứ, máu bầm trong cơ thể, do vậy những người rối loạn đông máu không nên dùng, làm máu khó đông.
Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng các bạn hãy tìm hiểu kỹ về cách sử dụng hoặc các sản phẩm tinh bột nghệ chất lượng cho mình.
Để những lợi ích của tinh bột nghệ được phát huy hết tác dụng của nó và tránh được những tác dụng phụ của tinh bột nghệ.
Xem thêm: