Làm thế nào để ngăn chặn sớm các bệnh trong mùa nồm ẩm

Vào mùa mưa – nồm ẩm, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Muỗi đốt vật/người mang mầm bệnh (mầm bệnh có khả năng sống trong nước bọt của muỗi) và lây nhiễm bệnh cho người bị muỗi đốt.

CÁC BỆNH MÙA NỒM ẨM

Sốt xuất huyết:

Điều quan trọng nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết là phải theo dõi sát sao diễn biến để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời. Bệnh có những triệu chứng của nhiễm siêu vi nói chung. Người bệnh sốt cao trên 380 liên tục. Trong hai ngày đầu, nếu chỉ có triệu chứng sốt, có thể chăm sóc người bệnh tại nhà. 
Cụ thể: Hạ sốt cho người bệnh bằng thuốc Paracetamol hoặc Efferagan, người lớn uống loại 500mg/lần, một ngày ba-bốn lần; trẻ em uống theo cân nặng, 10-15mg x cân nặng/lần, ngày ba-bốn lần; lau mát cơ thể bằng nước ấm; cho người bệnh uống đủ nước theo nhu cầu (nếu không uống được, cần đưa đến cơ sở y tế để được truyền dịch); ăn nhẹ, chia làm nhiều lần nhưng đầy đủ dinh dưỡng; bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B.
Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu chuyển nặng: sốt cao liên tục li bì, móng tay tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài ra phân đen, đau tức vùng hạ sườn phải, tiểu ít, ra kinh nguyệt sớm bất thường hoặc ra nhiều hơn (ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), người bứt rứt, vật vã, khó chịu. Ngay khi đã đến ngày thứ năm-sáu, cơ thể đã hạ sốt nhưng nếu bị tụt huyết áp hoặc có xuất huyết (xung huyết da, nốt đỏ trên da, chảy máu niêm mạc) người bệnh cũng phải đến bệnh viện ngay.
Những đối tượng sau cần được theo dõi chặt chẽ hơn và đến bệnh viện ngay khi sốt cao liên tục mà không cần đợi có dấu hiệu chuyển nặng: người trên 65 tuổi, trẻ dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận…).

Viêm não-màng não:

Muỗi có thể truyền các loại virus gây bệnh viêm não vùng châu Phi, viêm não sông Nin, ở Việt Nam thường gặp là bệnh viêm não Nhật Bản.
Khởi nguồn từ những con heo mang mầm bệnh, muỗi chích những con vật này rồi chích vào người, truyền mầm bệnh. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, nguy cơ cao hơn với nhóm trẻ từ hai-sáu tuổi. Bệnh có khả năng gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như động kinh, suy giảm khả năng học tập, đần độn, liệt, mất ngôn ngữ…
Triệu chứng của bệnh diễn tiến như sau: ban đầu là sốt, nhức đầu, ói mửa; nặng hơn là co giật cục bộ một nhóm cơ nào đó hoặc toàn thân; sau đó có thể bị rối loạn tâm thần với những biểu hiện nói lảm nhảm, hoặc bị kích động, la hét, đôi lúc lại thờ ơ, buồn bã. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng lâm sàng khác. Cụ thể, khi virus tấn công, có thể làm tổn thương các dây thần kinh sọ não, tạo nên những bất thường ở nhãn cầu, gây ra tình trạng lác, nhìn đôi, đồng tử giãn to, méo miệng; gây hội chứng màng não với biểu hiện thường gặp là đau cứng cổ, không thể xoay ngang dọc, lên xuống; nặng hơn, khi biến chứng đến vùng vận động, có thể gây liệt một phần (tay/chân…) của cơ thể.
Bệnh có đặc điểm khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu, vì có những triệu chứng chung của các loại sốt siêu vi; kể cả khi đã được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như công thức máu, kiểm tra não bằng chụp CT, MRI (nếu có triệu chứng đau đầu nhiều, ói nhiều). Chẩn đoán mang tính quyết định nhất là phải lấy dịch não tủy ở vùng thắt lưng. Đây là chẩn đoán đơn giản, ít tốn kém (so với CT, MRI) lại hiệu quả trong việc tìm virus gây bệnh.
Thông thường, sẽ rất khó xác định bị muỗi đốt vào lúc nào mà cần dựa vào những yếu tố liên quan như nếu đang ở trong vùng dịch tễ mà bị sốt thì cần phải nhập viện để được theo dõi và hỗ trợ điều trị kịp thời. Khi vào máu, virus sẽ tấn công toàn thân nên có thể cũng sẽ có những triệu chứng như: ho khan, rối loạn hô hấp/tiêu hóa (tiêu chảy), nổi ban, xung huyết ngoài da, mắt đỏ lên. Ở trẻ một-hai tuổi thóp sẽ bị phồng căng, khóc và bỏ bú.
May mắn là đã có vắc-xin để ngừa viêm não Nhật Bản. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa sớm và tiêm đủ liều, bắt đầu từ một tuổi, để tạo kháng thể chủ động cho trẻ.
Bệnh sốt rét: Hiện vẫn còn gặp nhiều ở các vùng rừng núi, ít gặp ở các trung tâm đô thị. Bệnh có dấu hiệu điển hình là rét run, sốt nóng, ra mồ hôi, nhức đầu, mệt mỏi. Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để thành sốt rét ác tính, bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh sốt thung lũng Rift do virut RVF gây ra:

Virus RVF gây bệnh cho các động vật nuôi như trâu, bò, cừu, dê… Virus có thể tồn tại tự nhiên trong trứng muỗi một thời gian dài, trong điều kiện khô có thể tồn tại đến vài năm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, trứng muỗi nở ra, lây lan virus cho động vật và người.
Người có thể nhiễm virus khi uống sữa tươi, ăn thịt chế biến chưa chín, tiếp xúc trực tiếp với gia súc bệnh. Đối với người nhiễm virus RVF, sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 6 ngày, bệnh nhân sẽ có triệu chứng giống cúm như sốt, đau đầu, đau cơ, đau người. Một vài bệnh nhân có thể có dấu hiệu của viêm não là cứng cổ, sợ ánh sáng, nôn ói… Các triệu chứng này xảy ra từ 1 đến 3 tuần sau khi xuất hiện triệu chứng ban đầu. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể xuất huyết, viêm não và mắc bệnh về mắt như giảm thị lực, thậm chí nôn ra máu, tiêu ra máu, chảy máu dưới răng, dưới da.
Khi bệnh nhân có xuất huyết thì tỉ lệ tử vong cao, có thể lên đến 50%. Những triệu chứng trên thường xuất hiện sau thời gian nhiễm bệnh khoảng 10 ngày.
Muỗi trung gian gây bệnh RVF là Aedes, trong đó có muỗi Aedes aegypti vốn gây bệnh sốt xuất huyết. Ngoài trung gian là muỗi, RVF cũng có thể được lây từ dịch tiết của động vật bệnh, virus xâm nhập vào người qua vết trầy xước. Do tác nhân gây bệnh là virus, nên đến nay chưa có thuốc đặc trị chữa RVF. Bệnh cũng chưa có thuốc ngừa. Biện pháp phòng ngừa là tránh tiếp xúc với động vật bệnh, ngủ mùng và tiêu diệt muỗi

PHÒNG TRÁNH BỆNH DO MUỖI GÂY RA

Phòng tránh một số bệnh do muỗi gây ra
Mỗi bệnh do một loại muỗi truyền khác nhau, nhưng đều giống nhau ở cơ chế: muỗi hút máu người ốm mang theo mầm bệnh, sau đó chúng đốt người lành và truyền mầm bệnh cho họ. Mầm bệnh phát triển trong cơ thể người và gây bệnh.
Bệnh do muỗi truyền có thể gây dịch trong cộng đồng. Người mắc bệnh có thể tử vong, mang di chứng, hoặc bị giảm sút khả năng lao động…

CÁC BIỆN PHÁP DIỆT MUỖI 

Biện pháp phòng chống tốt nhất là: diệt muỗi, diệt bọ gậy, chống muỗi và bảo vệ người lành.
Có thể diệt muỗi bằng nhiều cách: hun khói, quạt gió, bẫy đèn, vợt muỗi, hương muỗi, phun thuốc diệt muỗi an toàn, phát quang bụi cây gần nhà, khơi thông cống rãnh, không để nước đọng quanh nhà.
Thả cá trong các chum, vại, bể đựng nước, bể cảnh… để diệt bọ gậy. Đổ hết nước đọng trong các dụng cụ phế thải để loại bỏ nơi muỗi đẻ, không có chỗ cho bọ gậy phát triển.

Một số sản phẩm thuốc diệt muỗi an toàn như: 

Thuốc diệt muỗi Delta Jet an toàn cho người và vật nuôi, hiệu quả cao

Chống muỗi đốt bằng cách tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi, thường xuyên ngủ màn, ngủ màn cả khi ngủ ban ngày và ngủ màn khi đi nương rẫy. Mặc quần áo dài khi lao động, bảo vệ không để trẻ em bị muỗi đốt khi chơi ngoài vườn hoặc lúc chập tối.
Xây dựng nếp sống vệ sinh. Giữ cho nhà ở thoáng mát, treo mắc quần áo, sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp để loại bỏ nơi muỗi đậu. Xây chuồng gia súc xa nhà ở. Thường xuyên vệ sinh, tẩy uế, tạo thông gió cho các chuồng trại chăn nuôi.
Những người vừa đi về từ vùng có bệnh sốt rét, sốt xuất huyết mà thấy xuất hiện sốt, hoặc những người sốt thành cơn có rét run, sốt cao đột ngột, sốt kèm theo có nốt xuất huyết trên da… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám bệnh. Người đã mắc bệnh sốt rét cần định kỳ kiểm tra sức khoẻ và thực hiện đúng lời khuyên của thầy thuốc.
5/5 - (10 bình chọn)
Chưa có bình luận nào. Hãy viết luận của bạn!

      Leave a reply

      tim-nhieu (1)

      Tin Khuyến mại

      FATORO ✅
      Logo
      error: Alert: Nội dung được bảo vệ !!
      Shopping cart